Nhưng là chuyện của trước đây.
Trong những lần họp lớp cấp ba bạn nhận ra điều này: Những đứa ngày xưa là lớp phó lớp trưởng, là “con nhà người ta" thì nay không thành công bằng những đứa được xem là cá biệt hoặc có học lực trung bình khá. Bằng cấp và điểm số ở trường dường như không trả lời được câu hỏi liệu một người có thành công trong tương lai hay không.
Học giỏi ở cấp một chưa chắc học giỏi ở cấp hai.
Học giỏi ở cấp hai chưa chắc học giỏi ở cấp ba.
Học giỏi cấp ba chưa chắc đại học cũng giỏi.
Học giỏi đại học cũng không đảm bảo ra trường có việc làm.
Nhiều bạn trẻ mới ra trường chập chững bước vào môi trường công sở đều nhận ra rằng hầu hết kiến thức ở Đại học không giúp ích mấy cho công việc. Bạn gần như phải học mọi thứ từ đầu. Học qua sếp, qua đồng nghiệp, nghề dạy nghề, cộng thêm các khóa bổ trợ sau này mới giúp bạn tích lũy dần năng lực làm việc.
Chúng ta không có ý phủ nhận vai trò của giáo dục. Bằng cấp vẫn là một tiêu chí tham khảo mà không có bất cứ nhà tuyển dụng nào bỏ qua. Thế nhưng điều họ quan tâm hơn cả là bạn đã có kinh nghiệm gì, kỹ năng nào, thái độ làm việc và định hướng nghề nghiệp ra sao.
Dù bạn có học đại học hay không, điểm số trong học bạ bao nhiêu thì để gặt hái những thành tựu mình mong muốn, bạn không thể thiếu 3 điều sau.
Thứ nhất, bạn phải LIÊN TỤC HỌC HỎI VÀ NÂNG CẤP CHÍNH MÌNH
Muốn thành công, bạn phải có tinh thần cầu tiến và không ngừng nỗ lực
Thứ hai, bạn BIẾT MÌNH ĐANG Ở ĐÂU VÀ MUỐN ĐI ĐÂU
Chúng ta cần xác định được con đường mà mình muốn đi để nỗ lực theo đuổi
Cuối cùng, hãy SAY YES VỚI NHỮNG THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI
Người thành công sẽ không từ chối thách thức vì trong thách thức luôn có cơ hội
Nếu có nhiều bằng cấp, đừng tự phụ mà huyên hoang.
Nếu không có bằng cấp, đừng tự ti mà thụt lùi.
Bằng cấp là huy chương đồng, năng lực là huy chương bạc, đối nhân xử thế là huy chương vàng còn tư duy mới là quân át chủ bài đứng sau mọi thành công thất bại của bất kỳ ai.