04 cấp tư duy về sản phẩm P.E.S.I. Cô Hai bán cà phê dạo và CEO tập đoàn đa quốc gia đều hiểu rõ sản phẩm của mình, nhưng tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
12 chiến lược sản phẩm điển hình. Những chiến lược phổ biến và hiệu quả nhất được mọi doanh nghiệp sử dụng. Cốt lõi của từng chiến lược là gì, ưu nhược điểm ra sao?
04 phương án sản xuất sản phẩm. Tại sao OEM là phương án sản xuất phù hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ? Các bước áp dụng phương án này như thế nào và có gì cần lưu ý?
Cùng với đó là những case study áp dụng chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp thành công ở Việt Nam. Tác giả phân tích cặn kẽ những chiến lược đằng sau và lý do mà họ đã đạt được thành công.
VỀ TÁC GIẢ
Ngô Mưu Tiến
Chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, phát triển sản phẩm và chuỗi cung ứng. Đã đóng góp vào sự thành công của các nhà bán lẻ danh tiếng Thegioididong.com, Dienmay.com và Mia.vn.
Founder và CEO của OEM GROUP – sáng tạo ý tưởng và giải pháp merchandise, hàng hoá cho hàng trăm thương hiệu Việt Nam và quốc tế: Vietnam Airlines, Nestle, Wilmar International, Schneider, CGV, VISA, SpaceSpeakers, Giaohangnhanh…
Giám đốc thương mại hệ thống siêu thị vali balo túi Mia.vn
Trợ lý giám đốc, Trưởng nhóm mua hàng nước ngoài chuỗi Thegioididong.com và Dienmayxanh.com
Co-founder và CEO của Skinna – một trong những thương hiệu Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực mỹ phẩm thiên nhiên (năm 2013)
Vận động viên: 3 lần hoàn thành chạy địa hình cự ly 100-120 km và 6 lần hoàn thành Ironman 70.3
TÓM TẮT SÁCH
Cuốn sách chia thành 3 phần chính với tổng cộng 9 chương:
Phần 1: Bốn cấp độ tư duy sản phẩm
Chương 1: Tư duy lại về sản phẩm. Chiến lược sản phẩm có ở khắp mọi nơi, chúng ta vẫn áp dụng nó thường ngày chỉ là không nhận ra điều đó. Trong chương này, chúng ta sẽ cùng xét lại cách nhìn nhận sản phẩm từ những bậc thấp nhất (thẩm định ý tưởng) đến bán chạy, siêu lợi nhuận và định hình thị trường.
Chương 2: Định vị nền tảng sản phẩm. Cấp đầu tiên của tư duy sản phẩm. Xác định nguồn lực nội bộ và thực trạng thị trường để định vị những yếu tố nền tảng. Hai công cụ quan trọng trong chương này là phân tích SWOT và phân tích P&L.
Chương 3: Bồi đắp giá trị sản phẩm. Cấp thứ hai của tư duy sản phẩm. Tìm cách nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó gia tăng sức hấp dẫn và sự nhận biết trên thị trường. Hai công cụ quan trọng trong chương này là mô hình Marketing Mix và mô hình năm lớp giá trị sản phẩm.
Chương 4: Thiết kế bộ sản phẩm liên kết. Xây dựng một “hệ sinh thái” sản phẩm để tối ưu doanh số và tạo ra những người khách hàng trung thành. Hai công cụ quan trọng trong chương này là phễu sản phẩm và ma trận BCG.
Chương 5: Trở thành người tiên phong. Tìm kiếm cơ hội mới để trở nên độc đáo và dẫn đầu thị trường, bạn sẽ trở sở hữu riêng cho mình một thị trường rộng mở. Hai công cụ quan trọng trong chương này là tư duy đại dương xanh và ma trận Ansoff.
Phần 2: Chiến lược sản phẩm thực chiến
Chương 6: Những chiến lược điển hình. 12 chiến lược sản phẩm điển hình được phân thành ba nhóm: hành vi khách hàng, nội lực của doanh nghiệp, và vị thế trên thị trường. Phân tích đặc điểm, cốt lõi và ưu nhược của từng loại chiến lược.
Chương 7: Áp dụng chiến lược linh hoạt. Thông qua một case study xuyên suốt, chúng ta sẽ thấy các tư duy và chiến lược sản phẩm áp dụng vào thực tế trông như thế nào. Đồng thời, bạn cũng sẽ thấy được tầm quan trọng của việc liên tục cập nhật và cải tiến chiến lược để đáp ứng sự thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng.
Phần 3: Phương án sản xuất
Chương 8: Tự sản xuất hay bắt tay hợp tác? Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi phương án sản xuất. Trong đó phương thức OEM được xem là phù hợp với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 9: Tìm kiếm và quản trị nhà cung cấp. Hướng dẫn cách tìm kiếm, đánh giá, chọn lựa và quản trị khi làm việc với nhà cung cấp.
Đi kèm mỗi chương là những công cụ và gợi ý cụ thể, kết hợp với phân tích các ví dụ (case study) để giúp độc giả hiểu rõ và áp dụng vào thực tiễn.